CĐCS TRƯỜNG THCS LỘC NINH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG TỔ CHỨC HỌP MẶT KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982-20/11/2024)
- Thứ sáu - 22/11/2024 08:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo. CĐCS trường THCS Lộc Ninh phối kết hợp với nhà trường trang trọng tổ chức buổi họp mặt thân mật, ấm áp kỉ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024).
Nhân dân ta từ xưa luôn sống theo đạo lí: “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”. Ngày nhà giáo ở nước ta cũng như trên thế giới hàng năm được coi như một ngày hội truyền thống. Từ xưa cùng với sự phát triển của xã hội, nghề dạy học ngày càng có một vị trí và vai trò quan trọng xã hội. Vào những năm đầu của thế kỷ 20 phong trào đấu tranh của công nhân đòi quyền lợi đối với các giới chủ ở các nước trên thế giới diễn ra ngày càng lớn mạnh. Trong đó quyền lợi của giáo giới cũng được khẳng định chỗ đứng của mình. Đặc biệt là phong trào này được dấy lên mạnh mẽ bắt đầu từ các nước Anh, Mỹ, Nga và các nước khác trên thế giới. Cho đến ngày 20/11/1975 ngày hiến chương nhà giáo được tổ chức đầu tiên tại Vac – xa – va thủ đô của Ba Lan do công đoàn tổ chức. Từ đó lần lượt các nước trên thế giới lấy ngày này làm ngày hội truyền thống của giáo giới hàng năm. Cho đến ngày 28/9/1982 hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 làm ngày truyền thống với tên gọi “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”. Thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ, với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, ngày 20/11 hàng năm trở thành ngày hoạt động truyền thống của toàn ngành, đây là dịp của các nhà giáo Việt Nam đang công tác hay đã nghỉ hưu ôn lại truyền thống tốt đẹp của mình, cùng nhau rèn luyện, đấu tranh để vun đắp thêm truyền thống tốt đẹp ấy. Đội ngũ nhà giáo Việt Nam tự hào nghề dạy học có vị trí rất quan trọng trong xã hội, được Đảng và nhân dân chú trọng, quan tâm.
Bài học về những nét đẹp truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì viết "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo".
Nhân dân ta từ xưa luôn sống theo đạo lí: “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”. Ngày nhà giáo ở nước ta cũng như trên thế giới hàng năm được coi như một ngày hội truyền thống. Từ xưa cùng với sự phát triển của xã hội, nghề dạy học ngày càng có một vị trí và vai trò quan trọng xã hội. Vào những năm đầu của thế kỷ 20 phong trào đấu tranh của công nhân đòi quyền lợi đối với các giới chủ ở các nước trên thế giới diễn ra ngày càng lớn mạnh. Trong đó quyền lợi của giáo giới cũng được khẳng định chỗ đứng của mình. Đặc biệt là phong trào này được dấy lên mạnh mẽ bắt đầu từ các nước Anh, Mỹ, Nga và các nước khác trên thế giới. Cho đến ngày 20/11/1975 ngày hiến chương nhà giáo được tổ chức đầu tiên tại Vac – xa – va thủ đô của Ba Lan do công đoàn tổ chức. Từ đó lần lượt các nước trên thế giới lấy ngày này làm ngày hội truyền thống của giáo giới hàng năm. Cho đến ngày 28/9/1982 hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 làm ngày truyền thống với tên gọi “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”. Thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ, với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, ngày 20/11 hàng năm trở thành ngày hoạt động truyền thống của toàn ngành, đây là dịp của các nhà giáo Việt Nam đang công tác hay đã nghỉ hưu ôn lại truyền thống tốt đẹp của mình, cùng nhau rèn luyện, đấu tranh để vun đắp thêm truyền thống tốt đẹp ấy. Đội ngũ nhà giáo Việt Nam tự hào nghề dạy học có vị trí rất quan trọng trong xã hội, được Đảng và nhân dân chú trọng, quan tâm.
Bài học về những nét đẹp truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì viết "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo".
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Nhà giáo là những người mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đội ngũ các nhà giáo Việt Nam từ xưa đến nay luôn hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình đó là truyền tri thức. Đội ngũ thầy cô giáo đã không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng các mối quan hệ thân thiện giữa thầy với trò, giữa thầy với thầy, giữa thầy với nhân dân v.v... Dẫu rằng có muôn vàn khó khăn, thử thách, có những lúc chông chênh nhưng vẫn tin rằng đội ngũ GV của trường luôn phấn đấu để “Mỗi thầy cô giáo luôn là sáng tấm gương sáng để cho học sinh noi theo”.
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!
Nguồn: BCH CĐCS TRƯỜNG THCS LỘC NINHNgười ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!